Viện Môi trường Nông nghiệp (MTNN) Việt Nam vừa công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thải ra môi trường sau khi được người dân sử dụng.
Theo Viện MTNN Việt Nam, thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng thuốc BVTV tiêu thụ trên thị trường. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại. Trong khi đó, tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40%-55% và mới chỉ có trên 60% số thôn, xã tổ chức thu gom định kỳ.
Nông dân ĐBSCL pha chế thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Ảnh: THỐT NỐT
TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện MTNN Việt Nam, lo ngại đây là loại chất thải rắn độc hại, gây ra những tác động xấu đối với môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng. Điều tra của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy hằng năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV phải cấp cứu tại các bệnh viện và trên 300 người tử vong.
Ông Sơn cho rằng để hạn chế tác hại từ vỏ thuốc BVTV, cần có giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc từ phía Nhà nước cũng như sự ủng hộ từ chính người dân. Hiện Viện MTNN Việt Nam đang xây dựng chính sách cụ thể hỗ trợ các địa phương áp dụng mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” sản xuất sạch hơn, đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, năng lực về quản lý chất thải rắn. Đồng thời, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để thu gom, xử lý vỏ thuốc BVTV.
B.Trân-Báo NLĐ Online
mu private|gunny private|vo lam lau